Hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất vẫn luôn diễn ra sôi nổi. Việc người mua và người bán nắm rõ quy trình mua bán và chuyển nhượng sẽ giúp giao dịch diễn ra thuận lợi. Bài viết dưới đây chia sẻ quy trình và các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà cụ thể ở đây là “Sổ hồng” giúp khách hàng nắm rõ hơn quy trình này, các lưu ý về thuế phí cần nắm.
Hiện nay, nhà nước đã ban hành thống nhất một mẫu chung được áp dụng trong cả nước và lấy tên đầy đủ là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” – hay được người dân gọi là “Sổ hồng”.
XEM VIDEO HƯỚNG DẪN TÓM TẮT QUY TRÌNH SANG NHƯỢNG
Điều kiện để có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất?
Theo khoản 1, khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 (Luật Đất đai), người sử dụng đất được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đất không có tranh chấp.
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
Trong thời hạn sử dụng đất.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng đến tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Hồ sơ yêu cầu công chứng (1 bộ) gồm: Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng (theo mẫu); Dự thảo hợp đồng (nếu có); Bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.
Bước 1: Ký hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất tại văn phòng công chứng.
Giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Dự thảo hợp đồng (nếu có)
Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng (theo mẫu).
Bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng như Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân.
Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.
Sau khi nhận hồ sơ và xét thấy đủ điều kiện sẽ công chứng hợp đồng mua bán cho các bên.
***Có địa phương, tổ chức công chứng yêu cầu trước khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người yêu cầu công chứng phải nộp kết quả thẩm định, đo đạc trên thực địa đối với thửa đất sẽ chuyển nhượng do Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên Môi trường ở địa phương nơi có đất.
Trình tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như sau:
Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ thực hiện quyền chuyển nhượng. Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Theo đó, sau khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký kết có chứng nhận của tổ chức công chứng, người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất, sang tên chuyển chủ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất.
Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản photo có chứng thực);
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (02 bản có công chứng);
Chứng minh nhân dân/hộ khẩu hai bên bán và bên mua (02 bộ có chứng thực);
Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng như Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân (02 bộ có chứng thực);
Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (01 bản chính);
Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính);
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính);
Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (02 bản chính);
Tờ khai đăng ký thuế;
Sơ đồ vị trí nhà đất (01 bản chính).
Nếu chuyển nhượng một phần thửa đất thì phải có hồ sơ kỹ thuật thửa đất, đo đạc tách thửa phần diện tích chuyển nhượng.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định thì sẽ tiếp tục tiến hành:
Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Phòng Tài nguyên Môi trường thực hiện thủ tục sang tên. Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thời gian thực hiện thủ tục sang tên: 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (điểm l khoản 2 Điều 61 Nghị định 01/2017).
Bước 3: Căn cứ vào giấy hẹn trả kết quả, bạn đến bộ phận trả kết quả để nhận thông báo thuế.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính, bạn mang hóa đơn quay lại đây để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bên mua.
Một số chi phí khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ gồm:
Chi phí công chứng hợp đồng chuyện nhượng quyền sử dụng đất;
Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản (Khoản 5 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP);
Lệ phí trước bạ sang tên quyền sử dụng đất (Điều 2 Thông tư 301/2016/TT-BTC).
LƯU Ý CÁC LOẠI THUẾ & PHÍ PHẢI NỘP
Có 2 trường hợp bao gồm: Mua bán và Tặng cho.
I. MUA BÁN:
1. Lệ phí trước bạ (bên Mua chịu)
Tiền nộp đất= (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí)
Tiền nộp nhà= (Diện tích nhà) x (Cấp nhà) x (Lệ phí)
– Diện tích đất tính bằng m2
– Giá đất theo bảng giá
– Lệ phí 0,5%
2.Thuế thu nhập cá nhân (bên Bán chịu)
2% trên giá trị chuyển nhượng.
3. Các chi phí khác liên quan:
– Phí công chứng,
– Phí đo vẽ.
II. TẶNG CHO:
1. Lệ phí trước bạ:
Tiền nộp đất= (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí)
Tiền nộp nhà= (Diện tích nhà) x (Cấp Nhà) x (Lệ Phí)
– Diện tích đất tính bằng m2
– Giá đất theo bảng giá
– Lệ phí 0,5%
2. Thuế thu nhập cá nhân:
Tiền nộp bằng : Tổng giá trị Bất Động Sản (trên 10 triệu) x 10%.
** Trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:
– Nhà đất đã được cấp GCN chung cho hộ gia đình, khi phân chia nhà đất cho những người trong hộ gia đình.
– Chuyển giao tài sản cho vợ, chồng, con cái, cha mẹ
– Nhà đất được đền bù, kể cả nhà đất được mua bằng tiền đền bù.
** Trường hợp không phải nộp thuế thu nhập cá nhân:
– Chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
– Chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
– Nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
Liên Việt Hoàng Gia, Liên Việt Land, mua nhà chung cư, bán nhà chung cư, chung cư giá rẻ, chung cư cao cấp, chung cư hà nội, royal city, time city, park hill, ecogreen, atheana xuân phương, kim văn kim lũ, five star kim giang, vinhomes gardenia, nhà chung cư, chung cư mới, chung cư cũ, bán cắt lỗ, chung cư cắt lỗ, bất động sản, nhà hà nội, phong thủy, thủ tục chuyển nhượng