12/10/2024 - 18:47
Giấy phép xây dựng là tài liệu quan trọng xác nhận quyền xây dựng công trình theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, nhiều người thường băn khoăn về thời hạn hiệu lực của giấy phép này. Hiểu rõ về thời hạn của giấy phép xây dựng giúp bạn quản lý dự án hiệu quả, tránh các rủi ro pháp lý và đảm bảo công trình được hoàn thành đúng tiến độ.
Bài viết này Tìm Mua Nhà sẽ cung cấp thông tin chi tiết về giải đáp thắc mắc giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu? các điều kiện gia hạn và những lưu ý quan trọng để bạn có thể yên tâm triển khai dự án xây dựng của mình.
Giấy phép xây dựng là một văn bản do Cơ quan Nhà nước cấp, cho phép cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động xây dựng, sửa chữa, di dời nhà ở, công trình,… theo yêu cầu trong phạm vi nội dung đã được phê duyệt.
Giấy phép xây dựng có hiệu lực trong bao lâu? Theo Khoản 10, Điều 90, Luật Xây dựng 2014, giấy phép xây dựng có thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp.
Nếu trước khi giấy phép hết hiệu lực mà công trình chưa được khởi công, có thể xin gia hạn theo Điều 99, Luật Xây dựng 2014. Hồ sơ gia hạn gồm bản chính giấy phép xây dựng đã cấp và đơn đề nghị gia hạn. Mỗi giấy phép chỉ được gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần cũng có thời hạn 12 tháng.
Nếu sau thời gian gia hạn mà công trình vẫn chưa được khởi công, chủ đầu tư phải nộp hồ sơ xin cấp giấy phép mới theo quy định.
Đối với công trình và nhà ở riêng lẻ, thời hạn cụ thể được ghi trong giấy phép. Nếu công trình chưa được thực hiện, chủ công trình hoặc người sử dụng có thể đề nghị gia hạn cho đến khi quy hoạch được triển khai. Thời hạn tồn tại của công trình sẽ được ghi rõ trong giấy phép đã cấp trước đó, theo Khoản 3, Điều 99, Luật Xây dựng 2014.
Ngoài khái niệm về giấy phép xây dựng và thời hạn hiệu lực của nó, cần hiểu rõ các điều kiện để được cấp phép. Cụ thể, công trình phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Quy trình chi tiết về “Thủ Tục Xin Giấy Phép Xây Dựng” ở dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ các bước cần thiết để xin cấp giấy phép một cách hiệu quả và hợp pháp.
Theo Khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng năm 2014, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
Đối với công trình xây dựng có liên quan đến công trình liền kề, cần có bản cam kết của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề. Đối với công trình có tầng hầm, ngoài các giấy tờ trên, cần bổ sung thêm bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng từ chủ đầu tư, nhằm đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng và các công trình lân cận, theo Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD.
Lệ phí cấp giấy phép xây dựng được quy định bởi Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, vì vậy mức thu phí sẽ khác nhau giữa các địa phương.
Link tham khảo lệ phí cấp phép xây dựng: tại đây
Theo Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, công trình yêu cầu phải có giấy phép xây dựng nhưng lại không có giấy phép sẽ bị xử phạt theo quy định. Mức phạt cụ thể tùy thuộc vào loại công trình và mức độ vi phạm.:
Công trình xây dựng |
Mức phạt |
Xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng |
Phạt 60 – 80 triệu đồng |
Xây dựng nhà ở trong khu bảo tồn, nhà ở trong khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc nhà ở trong diện quy hoạch của công trình xây dựng khác. |
Phạt 80 – 100 triệu đồng |
Công trình phải lập báo cáo nghiên cứu về khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình lập báo cáo về kinh tế & kỹ thuật đầu tư xây dựng. |
Phạt 120 – 140 triệu đồng |
Hiểu rõ về thời hạn của giấy phép xây dựng là rất quan trọng để đảm bảo công trình của bạn tuân thủ đúng quy định pháp luật và hoàn thành đúng tiến độ. Nắm vững các điều kiện và quy trình gia hạn giấy phép giúp bạn chủ động trong quản lý dự án, tránh những rủi ro không đáng có.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu, giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn cho kế hoạch xây dựng của mình.